Sofa vải bố được làm từ chất liệu vải bố, vải cotton hay còn được gọi là vải thô (tiếng Anh là Canvas). Loại vải này thông dụng trong sản xuất vì tính chất bền bỉ cũng như giữ màu cao, cho thời gian sử dụng lâu dài. Vì thế, loại vải bố hay được thấy trong sản xuất quần áo, chăn mền, túi xách, bọc ghế sofa, bọc nệm,... Vải bố có rất nhiều màu sắc mang tính thẩm mỹ cũng như phong thủy cho người dùng lựa chọn theo sở thích không gian căn nhà nên rất được ưa chuộng.
- Mang tính thẩm mỹ: Đa dạng về màu sắc, nhiều phong cách cũng như thiết kế khác nhau. Nhờ đó mang đến sự hài hòa trong cấu trúc căn phòng cũng như góc đặt sofa trong nhà bạn. Sofa vải bố tạo điểm nhấn cho không gian phòng khách trong thiết kế nội thất.
- Có độ bền cao: Sofa vải bố thường được bọc bằng lớp vải dày dặn. Tính chất của vải bố thường có độ đàn hồi tốt, không quá mềm mại cũng như không quá cứng. Ghế sofa vải bố tạo cảm giác ngồi êm ái ngoài ra còn có sự hỗ trợ của lớp đệm mút và lò xo bên trong. Khung ghế sofa thường được làm từ gỗ tự nhiên đã qua xử lý chống mói mọt, không bị biến dạng cho thời hạn sử dụng lâu dài.
- An toàn khi sử dụng: Cấu tạo của ghế sofa vải bố được làm từ các sợi cotton bền màu. Ngoài ra, xét về tính chất vật lý, vải bố là chất liệu có tính kháng tĩnh điện, chống thấm, chống cháy nên rất an toàn khi sử dụng làm đồ nội thất trong phòng khách gia đình.
- Dễ vệ sinh: Sofa vải bố có đặc điểm ít bẩn hơn các loại vải thông thường như vải nhung. Nguyên nhân vì chúng ít chịu tác dụng của các vi khuẩn, nấm mốc nên ghế sofa sẽ lâu bẩn hơn. Vì thế, bạn có thể tiết kiệm thời gian giặt ghế sofa vải bố.
- Giá cả hợp lý: Ghế sofa vải bố có giá thành rẻ hơn sofa da rất nhiều, ghế sofa vải bố phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khách nhau. Vì thế, bất kỳ ai cũng có khả năng mua một bộ sofa vải bố cho phòng khách gia đình. Ngoài ra, nếu biết cách bảo quản, vệ sinh ghế sofa định kỳ thường xuyên, bộ ghế sofa gia đình sẽ luôn trông như mới, có độ bền cao.
Khi nào thì nên vệ sinh sofa vải bố
Ghế sofa vải bố có rất nhiều công dụng cũng như tính chất tiện lợi, nhưng trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi việc bám bụi bẩn cũng như rơi đổ thức ăn, nước uống làm bẩn sofa. Một số gia đình nuôi thú cưng cho thấy lông thú bám trên bề mặt ghế sofa trông rất khó chịu. Nếu không vệ sinh Sofa, để càng lâu sẽ xuất hiện vết bẩn cứng đầu, mùi hôi, xỉn màu sofa. Vì thế, chúng dần trở nên cũ kỹ và mất giá trị thẩm mỹ của một sản phẩm có giá trị trong phòng khách gia đình. Vào những lúc như thế, bạn cần sử dụng biện pháp vệ sinh sofa vải bố theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để loại bỏ các vết bẩn, trả lại bề mặt tươi mới ban đầu cho bộ ghế sofa. Có thể tự vệ sinh hoặc nhờ dịch vụ vệ sinh hỗ trợ.
Chúng ta ngồi ghế sofa hàng ngày, bụi bẩn hạt mịn từ quần áo cũng như từ không khí cứ thế mà bám vào ghế khiến mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy. Vì thế để lâu sẽ tạo thành nhiều mảng bám dày bụi trên ghế sofa. Bạn nên dùng khăn khô lau nhẹ bề mặt sofa mỗi ngày để giảm bớt tình trạng bám bụi bẩn và lông thú nhé.
Ngoài việc cách vệ sinh đơn giản này, định kỳ khoảng 4 tháng/ lần, bạn nên sử dụng các hóa chất chuyên dụng để làm sạch ghế sofa. Lưu ý, lựa chọn những loại hóa chất không gây hại cho ghế và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để an toàn nhất, các bạn nên thuê dịch vụ vệ sinh Sofa để có chất lượng vệ sinh tốt nhất, kèm thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Cách làm sạch sofa vải bố tại nhà đơn giản
Đọc kĩ hướng dẫn làm sạch sofa vải bố của nhà sản xuất
Khi sản xuất ghế sofa vải, người sản xuất sẽ hiểu rõ nhất cấu tạo, tính năng của sản phẩm. Vì vậy, để đảm bảo tuổi thọ, thông thường nhà sản xuất sẽ in trên các thẻ hướng dẫn với các ký tự sau:
- Ký hiệu W (Water): Đây là phương pháp giặt ghế sofa phổ biến nhất. Theo đó, bạn có thể sử dụng nước và các loại tẩy rửa bằng nước để giặt vỏ bọc ghế sofa vải bố.
- Ký hiệu S (Solvent): Khi nhìn thấy ký hiệu này được in trên mác hướng dẫn vệ sinh ghế sofa, bạn chỉ được tiến hành phương pháp giặt khô với các hóa chất không chứa gốc nước hoặc dung môi để vệ sinh sofa vải bố.
- Ký hiệu WS (Water Solvent): Với ký hiệu này, bạn có thể dùng cả nước hoặc phương pháp giặt khô cho loại sofa vải bố gia đình.
- Ký hiệu X: Bạn chỉ được sử dụng những phương pháp đặt biệt để vệ sinh ghế sofa. Lúc này, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ giặt sofa chuyên nghiệp. Họ sẽ biết cách áp dụng các biện pháp vệ sinh phù hợp, giúp bảo quản ghế sofa hiệu quả.
Vệ sinh sofa vải bố bằng nước
Bước 1: Dọn dẹp các vật dụng đang có trên Sofa vải bố để tránh cản trở khi vệ sinh cũng như hư hỏng đồ dùng.
Bước 2: Sử dụng máy hút bụi cầm tay làm sạch các hạt bụi trên bề mặt ghế. Hút sạch các bụi bẩn bám sâu trong từng ngóc ngách của ghế sofa vải bố tiếp khi tiến hành các bước vệ sinh tiếp theo.
Bước 3: Đối với các loại ghế sofa vải bố có vải bọc có thể tháo rời, bạn tháo rời vỏ bọc và dùng dung dịch xà phòng để giặt tấm vải bọc cho sạch sẽ. Trường hợp ghế sofa vải bố nguyên khối không thể tháo rời vải bọc, bạn cần sử dụng hóa chất giặt ghế sofa vải bố chuyên dụng hòa vào trong 1 ít nước. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp nêu trên để tạo bọt. Tiếp tục dùng miếng bọt biển cho vào dung dịch vừa pha và chà lẹ lên bề mặt ghế sofa. Với thao tác này, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng để từ từ loại bỏ những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt ghế. Sau đó, bạn dùng khăn khô lau nhẹ để loại bỏ phần bọt thừa còn đọng lại trên bề mặt ghế.
Bước 4: Khi giặt sofa bằng nước hay dung dịch, sofa cần được sấy khô ngay sau đó để tránh vi khuẩn xâm nhập vảo bên trong lớp vải. Bạn có thể dùng quạt sấy để hong khô ghế sofa. Hoặc đặt ghế sofa vải bố gần cửa sổ, nơi thoáng khí để hong khô ghế.
Làm sạch sofa vải bố bằng cách giặt khô
Bước 1: Mở cửa sổ trong phòng khách, nơi đặt ghế sofa vải bố để tạo cảm giác thông thoáng, loại bỏ bớt các mùi hôi cho ghế sofa.
Bước 2: Sử dụng máy hút bụi cầm tay loại bỏ các bụi bẩn có trên bề mặt ghế sofa.
Bước 3: Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn rắc một lượng Baking Soda lên bề mặt điểm bẩn. Sau đó, chờ khoảng 15 phút để baking soda phát huy tác dụng làm sạch các vết bẩn trên ghế sofa. Khi các vết bẩn được được loại bỏ hoàn toàn, bạn dùng một chiếc khăn khô lau nhẹ trên bề mặt ghế. Đây là bước giúp loại bỏ các lượng bột thừa còn bám trên bề mặt ghế.
Bước 4: Tiếp tục, cho hóa chất giặt khô, hoặc dung môi vào một chiếc bình dịch chuyên dụng. Sau đó, xịt trực tiếp các hóa chất này lên bề mặt ghế để vệ sinh sofa vải bố.
Bước 5: Khi xác định ghế sofa vải bố đã được làm sạch, sử dụng một chiếc khăn khô để lau lại bề mặt ghế. Lưu ý, không được để hóa chất còn đọng lại trên bề mặt ghế nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.